Nghị định 05/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP

nghị định 05

Nghị định 05/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Hãy cùng OXYMECIE tìm hiểu nội dung cơ bản liên quan đến Nghị định 05 nhé.

1. Bổ sung, giải thích các định nghĩa, thuật ngữ (Khoản 1, Điều 1, Nghị định 05)

  • Thay thế “nước làm mát” thành “nước trao đổi nhiệt” (làm mát/gia nhiệt) (điểm a khoản 1 Điều 1 NĐ05)
  • Nguồn tiếp nhận nước thải: dạng tích tụ nước tự nhiên (sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá,…) hoặc nhân tạo (Hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm,…). Trường hợp nguồn nước chưa xác định mục đích sử dụng thì nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước liên thông gần nhất đã được xác định mục đích sử dụng
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là hoạt động của tổ chức, cá nhân thực hiện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không bao gồm hoạt động dịch vụ hành chính công khi xem xét cấp giấy phép môi trường.

2. Các yếu tố nhạy cảm (khoản 6 Điều 1 Nghị định 05)

  • a) Dự án quy định tại Phụ lục II (nguy cơ ô nhiễm) nằm trên Phường của đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV, Trừ dự án có đấu nối nước thải vào HTXLNT tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN, không phát sinh bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý => Điểm mới.
  • b) Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước => Trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường (đấu nối vào hệ thống XLNT đô thị tập trung) hoặc trường hợp dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định => Điểm mới bôi đen

Đọc thêm: Khí chuẩn Air Liquide

3. Phân cấp Thẩm quyền UBND Tỉnh (Khoản 7 Điều 1 Nghị định 05)

Điều 26a. Phân cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định báo cáo ĐTM, cấp GPMT thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT (trừ từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, có nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt liên tỉnh đã được Bộ TN&MT công bố theo quy định của Pháp luật TNN):

  • a) Dự án đầu tư công không thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án thực hiện dịch vụ tái chế, xử lý chất thải;
  • b) Dự án chăn nuôi gia súc;
  • c) Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;
  • d) Dự án được phân loại chỉ theo tiêu chí có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên;
  • d) Dự án được phân loại chỉ theo tiêu chí có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên;
  • e) Dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp,
    không bao gồm:

    • Dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại cột (3) Phụ lục II;
    • Dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động được miễn trừ đấu nối theo quy định của pháp luật có lưu lượng nước thải thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ trở lên (xả trực tiếp).
  • g) Dự án thủy điện không thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

nghị định 05

4. Bổ sung quy định về đối tượng phải có GPMT (điểm đ khoản 31 Điều 1 Nghị định 05)

4.1. Bổ sung khoản 5 và khoản 6 vào sau khoản 4 như sau:

Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc các nhóm I, II, III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định này phải lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT theo quy định khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • a) Chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt xả ra môi trường phải được xử lý với tổng lưu lượng từ 20 m3/ngày trở lên;
  • b) Có phát sinh nước thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý đối với những cơ sở, dự án thuộc Phụ lục II Nghị định này. Riêng loại hình chăn nuôi gia súc, giết mổ gia súc, gia cầm thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này;
  • c) Có phát sinh nước thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý với tổng lưu lượng từ 10 m3/ngày trở lên;
  • d) Có phát sinh khí thải xả ra môi trường phải được xử lý với tổng lưu lượng từ 1.000 m3/giờ trở lên khi đi vào vận hành chính thức.

4.2. Bổ sung quy định các thay đổi điểm a, b, c khoản 4 Điều 37 Luật BVMT (khoản 9 Điều 1 Nghị định 05)

Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, CĐT có trách nhiệm thực hiện ĐTM khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định ĐTM theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật BVMT:

  • a) Tăng quy mô, công suất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án đầu tư quy định từ 30% trở lên dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5; tăng quy mô (bổ sung dây truyền, máy móc, thiết bị) dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường;
  • b) Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án đầu tư dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường;
  • c) Thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định;
  • d) Tăng quy mô, công suất quy định tại khoản 3 Điều này dẫn đến thay đổi phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường (trừ trường hợp thay đổi thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận CTĐT của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ).

Trường hợp có thay đổi theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 37 Luật BVMT (thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi công nghệ xử lý, vị trí xả trực tiếp vào nguồn nước; tự xem xét, tự chịu trách nhiệm) CĐT có trách nhiệm cập nhật và thực hiện nội dung tự đánh giá tác động đến môi trường của việc thay đổi để điều chỉnh, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, CĐT có trách nhiệm thực hiện ĐTM khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật BVMT:

➢ Quy định về các trường hợp tăng quy mô, công suất sản xuất;
➢ Quy định về các trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất;
➢ Quy định việc làm gia tăng tác động xấu đến môi trường;
➢ Quy định về các trường hợp thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến môi trường;

– Trường hợp có thay đổi theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 37 Luật BVMT, CĐT có trách nhiệm cập nhật và thực hiện nội dung tự đánh giá tác động đến môi trường của việc thay đổi để điều chỉnh, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đọc thêm: Khí chuẩn Hệ thống Quan trắc tự động

nghi dinh 05
nghi dinh 05

5. Sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục cấp GPMT trong Nghị định 05

a) Thẩm quyền cấp phép

  • DA,cơ sở có cùng địa điểm hoạt động, cùng chủ đầu tư và có các quyết định phê duyệt ĐTM hoặc HSMT khác nhau thì thẩm quyền cấp GPMT thuộc cơ quan cấp trên.
  • DA, cơ sở có địa điểm hoạt động liền kề nhau, cùng chủ đầu tư, cùng chung HTXL nước thải, khí thải thì được xem xét tích hợp trong một GPMT. Trường hợp, có các quyết định phê duyệt ĐTM hoặc HSMT khác nhau thì thẩm quyền cấp GPMT thuộc CQ cấp trên.
  • DA đã được phê duyệt ĐTM, chủ dự án có nhu cầu chia tách dự án phải thực hiện các quy định về ĐTM theo quy định tại khoản 8 Điều 27 NĐ này trước khi nộp HS cấp GPMT hoặc ĐKMT trước khi GPMT đã cấp hết hiệu lực thì thực hiện thủ tục cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại theo quy định.
  • DA, cơ sở đã được cấp GPMT, GPMTTP chia tách thành nhiều dự án, cơ sở thì được kế thừa nội dung GPMT, GPTMTP đã được cấp trong thời hạn của Giấy phép; trong thời gian 06 tháng phải lập hồ sơ cấp đổi GPMT theo quy định. Trường hợp, thuộc đối tượng cấp, cấp ĐC, cấp lại hoặc ĐKMT trước khi GPMT đã cấp hết hiệu lực thì thực hiện thủ tục cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại theo quy định.

b) Chỉnh sửa thời gian thực hiện thủ tục GPMT

  • Tăng thời gian phải công khai nội dung báo cáo, lấy ý kiến, thành lập HĐTĐ/ĐKT (từ 5 ngày lên 10 ngày);
  • Tăng thời gian thụ lý hồ sơ nộp sau chỉnh sửa (từ 10 ngày lên 15 ngày đối với cấp tỉnh);
  • Tăng thời gian thẩm định đ/v các dự án không thuộc ĐT VHTN (từ 15 ngày lên 20 ngày). Đồng thời, trường hợp này chỉ quy định DA, không quy định cơ sở.

c) Thay đổi hình thức thẩm định GPMT.

  • Thành lập Hội đồng thẩm định: DA đã được phê duyệt ĐTM và không có thay đổi; DA không thuộc đối tượng phải lập ĐTM,
  • Thành lập Đoàn kiểm tra: Cơ sở, DA đã có ĐTM nhưng có thay đổi theo quy định tại Điểm b, K4, Điều 37 Luật;

d) Quy đinh về thời gian phải chỉnh sửa, hoàn thiện HS đề nghị cấp GPMT:

  • Thời gian tối đa là 12 tháng, chủ dự án đầu tư, cơ sở hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp GPMT và gửi cơ quan cấp phép.
  • Sau thời hạn này, việc cấp GPMT cho dự án đầu tư, cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường

đ) Bổ sung quy định về thực hiện quan trắc chất thải sau công trình xử lý trong quá trình kiểm tra cấp GPMT.

  • Thực hiện tối thiểu 1 lần;
  • Trường hợp cơ sở có nhiều công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng về thông số ô nhiễm, công nghệ, thiết bị xử lý thì lựa chọn 01 công trình có công suất xử lý lớn nhất để quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý.

nghị định 05

6. Chỉnh sửa, bổ sung quy định về VHTN trong Nghị định 05

6.1. Bổ sung đối tượng không phải VHTN

+ CTXLCT của cơ sở, KCN, CNN quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật khi đề nghị cấp giấy phép môi trường (trừ trường hợp có bổ sung, nâng công suất CTXLCT, thay đổi công nghệ XLCT phải thực hiện VHTN công trình xử lý chất thải sau khi được cấp GPMT)

+ CTXLNT của dự án, cơ sở mà nước thải sau xử lý được tái sử dụng, tuần hoàn cho quá trình sản xuất, không xả ra môi trường.

6.2. Thay đổi thời gian gửi báo cáo KQVHTN: trước thời điểm kết thúc VHTN 20 ngày.
6.3. Bổ sung quy định về thông báo về kết quả kiểm tra VHTN.
6.4. Bổ sung biểu mẫu báo cáo kết quả VHTN.

7. Quy định về miễn đăng ký môi trường trong Nghị định 05

DA, Cơ sở không phát sinh chất thải hoặc đáp ứng đồng thời các tiêu chí:
a) Phát sinh thường xuyên CTNH dưới 20 kg/tháng;
b) Phát sinh thường xuyên CTCNTT phải xử lý dưới 100 kg/tháng;
c) Phát sinh CTRSH dưới 300 kg/ngày;
d) Phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày và phát sinh khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương

8. Quy định liên quan đến xác định quy mô, tiêu chí dự án trong Nghị định 05

8.1. Bổ sung cận dưới đối với các dự án chuyển đổi đất trồng lúa nước

  • Dự án nhóm I là có tổng diện tích dự án từ 50ha đến dưới 100ha và có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng từ 05 ha trở lên;
  • Dự án nhóm I là có tổng diện tích dự án dưới 50ha và có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng từ 05 ha trở lên;

8.2. Nâng quy mô về Dự án khai thác khoáng sản; dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

  • Dự án nhóm I: Thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ TNMT;
  • Dự án nhóm II: Thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh (trừ: khai thác nước dưới đất dưới 500 m3/ngày đêm hoặc khai thác nước mặt dưới 50.000 m3/ngày đêm)

8.3. Bổ sung, điều chỉnh Phụ lục II (Danh mục loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) như: quy định cụ thể theo mã ngành nghề, tăng quy mô dự án chăn nuôi, quy định rõ các dự án sản xuất linh kiện điện tử.

  • Dự án nhóm II: Thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh (trừ: khai thác nước dưới đất dưới 500 m3/ngày đêm hoặc khai thác nước mặt dưới 50.000 m3/ngày đêm).

9. Sửa đổi, bổ sung quy định Điều 168 NĐ08 (khoản 55 Điều 1 Nghị định 05)

  • Sửa đổi quy định đối với quy hoạch: Thay thế cụm từ “…phù hợp với quy hoạch” thành “…không trái với quy hoạch”.
  • Xác định rõ thẩm quyền cấp GPMT đối với cơ sở đã đi vào hoạt động thuộc đối tượng phải có ĐTM.

“c) Đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép
môi trường thành phần, chủ cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ sở trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường (là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với cơ sở đó trong trường hợp cơ sở chưa được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường)”

10. Các mẫu mới theo Nghị định 05

  • Thay thế các phụ lục mới:
    • Phụ lục II các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm.
    • Phụ lục quy định dự án nhóm I, II, III.
    • Phụ lục các dự án, cơ sở được miễn đăng ký môi trường.
  • Bổ sung Phụ lục mẫu điều chỉnh GPMT.
    • Cơ sở SX KD thông thường thì:
    • Đối với GPMT mẫu VIII, X: phụ lục bỏ quy định về bản vẽ hoàn công.
    • Đối với GPMT mẫu IX: phụ lục chỉ yêu cầu bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình xử lý chất thải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *